Rối loạn hoảng Sợ Là Gì? Lời Thì Thầm Đáng Sợ Trong Tâm Trí Bạn
"Tôi không bị điên. Tôi chỉ đang sợ… nhưng chẳng ai thấy."
Có những cảm xúc không dễ gọi tên. Nó không phải nỗi buồn cụ thể, cũng chẳng phải sự tức giận có thể giải thích. Đó là khi bạn đang ngồi giữa một buổi họp, mọi người đang nói cười, nhưng bạn lại cảm thấy tim mình đập loạn, cổ họng nghẹn lại, tay chân bủn rủn như đang rơi vào một vực sâu vô hình. Hay sau khi sinh, bạn bắt đầu sợ ở một mình với con. Mỗi đêm, bạn kiểm tra hơi thở của con hàng chục lần. Bạn từng ngồi khóc một mình trong nhà tắm chỉ vì một tiếng động nhỏ cũng khiến bạn giật mình, tay chân lạnh buốt. Không ai thấy điều gì bất thường. Nhưng bạn đang sợ. Sợ đến mức chỉ muốn biến mất ngay lúc đó.
Chứng rối loạn hoảng sợ không luôn bắt đầu bằng tiếng hét hay nước mắt. Đôi khi, nó chỉ là một tiếng thở dốc trong đêm, một ánh nhìn trống rỗng giữa dòng người, hay cảm giác hoang mang không thể lý giải.
>>> Xem chi tiết: Rối Loạn Tâm Lý Có Nguy Hiểm Không? Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết
Rối loạn hoảng sợ không còn là cảm xúc – nó là một phần trong tâm trí bạn
Một cơn hoảng sợ là sự khởi phát đột ngột – không cảnh báo trước. Đó là một giai đoạn ngắn nhưng dữ dội khi bạn bị nuốt chửng bởi cảm giác lo âu hoảng sợ, sợ hãi cực độ, đi kèm các triệu chứng thể chất như tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn, choáng váng hoặc cảm giác như mình đang "thoát khỏi thực tại". Trong một số trường hợp, những cơn hoảng sợ chỉ xảy ra một lần và không quay lại.
Tuy nhiên, nếu những cơn hoảng sợ xuất hiện lặp đi lặp lại, không rõ lý do, và bản thân luôn sống trong trạng thái sợ rằng “cơn hoảng loạn sợ hãi tiếp theo sẽ đến”, thì rất có thể bạn đang mắc rối loạn hoảng sợ.
Rối loạn hoảng sợ không giống như cơn hoảng sợ thông thường
Đây là một dạng rối loạn lo âu đặc biệt – nơi những cơn hoảng loạn lặp đi lặp lại kèm theo nỗi sợ về các cơn hoảng loạn trong tương lai, hoặc thay đổi hành vi nhằm tránh các tình huống khiến cơn hoảng sợ bùng phát. Không ít người vì sợ cơn hoảng sợ mà không dám ra khỏi nhà, từ chối những nơi đông người, hoặc thậm chí mất kết nối với thế giới xung quanh.
Điều đáng buồn là: rối loạn hoảng sợ vẫn thường bị đánh giá sai. Nhiều người cho rằng đó chỉ là "yếu bóng vía", "tâm lý không vững" hoặc "chỉ cần mạnh mẽ hơn là vượt qua". Nhưng sự thật thì không phải như vậy.
Không ai nhìn thấy, nhưng tôi đang hoảng sợ mỗi ngày
1. Gen Z – Những người trẻ mang nỗi sợ bên trong chiếc mặt nạ “ổn mà”
Người trẻ thường là những “diễn viên xuất sắc” – họ cười khi cần cười, họ trả lời tin nhắn, họ làm việc chăm chỉ…
Họ từng mơ ước mình sẽ là nhân vật chính – dũng cảm, tỏa sáng, làm điều mình yêu thích, sống cuộc đời mình chọn. Nhưng dần dần, họ đóng vai khán giả. Ngồi ngoài cuộc đời mình, lặng lẽ nhìn thời gian trôi.
Họ năng động, linh hoạt, sáng tạo và “bắt trend” cực nhanh. Nhưng cũng chính những người trẻ ấy – đang mang trên mình những nỗi hoảng loạn sợ hãi không ai nhìn thấy.
Họ sợ bị bỏ lại phía sau, sợ bản thân không đủ giỏi, sợ mình không đạt được những kỳ vọng mà xã hội (và chính họ) áp đặt. Có người vừa hoàn thành một bài thuyết trình ấn tượng trước đồng nghiệp, nhưng ngay sau đó lại khóa mình trong toilet vì một cơn hoảng loạn ập đến. Có người mỉm cười với cả thế giới ngoài kia, nhưng trong lòng lại như thể đang lạc trong hầm tối, không ai biết – cũng không ai tìm.
Gen Z – Những người trẻ mang nỗi sợ bên trong chiếc mặt nạ “ổn mà”
Với Gen Z, hoảng sợ không ồn ào. Nó là trạng thái nghẹn nơi cổ họng, tim đập thình thịch mỗi khi nhận được tin nhắn công việc, hay cái chạm nhẹ vào vai cũng khiến bạn giật mình vì não đã quá tải. Tệ hơn cả là bạn không dám kể với ai – vì sợ bị gán mác “yếu đuối”, “overthinking”, “drama”.
2. Phụ nữ sau sinh – Khi bạn ôm con bằng tay, và ôm nỗi hoảng sợ bằng tim
Bạn từng nghĩ mình đã sẵn sàng làm mẹ. Nhưng không ai dạy bạn cách đối diện với một đêm trắng, khi con khóc mãi không nín và bạn thấy mình như sắp gục ngã. Không ai nói với bạn rằng có những khoảnh khắc, nỗi sợ sẽ trào lên bất chợt – dù con vẫn đang ngủ ngoan trong vòng tay. Không ai dạy bạn cách làm mẹ khi lòng đang chông chênh.
Có lúc, bạn giật mình và hoảng sợ giữa đêm. Không phải vì con khóc, mà vì nhịp tim bạn đập dồn dập, mồ hôi lạnh, đầu óc quay cuồng. Bạn kiểm tra con – con vẫn ổn. Nhưng bạn thì không. Bạn không hiểu vì sao mình lại sợ đến thế. Không biết vì sao hình ảnh xấu cứ hiện lên trong đầu.
Và rồi bạn cảm thấy tội lỗi. Tội lỗi vì không hạnh phúc như người ta hay nói về “thiên chức làm mẹ”. Tội lỗi vì đôi khi bạn muốn đặt con xuống và... chạy trốn khỏi chính mình.
Phụ nữ sau sinh – Khi bạn ôm con bằng tay, và ôm nỗi hoảng sợ bằng tim
Nhưng mẹ ơi, bạn không yếu đuối. Bạn đang hoảng sợ – và đó là điều rất thật.
Rối loạn hoảng sợ sau sinh là một tình trạng hoàn toàn có thật, thường bị bỏ qua bởi những lời an ủi quen thuộc như “sinh xong ai chẳng mệt”, “ngủ một giấc là hết”. Bạn vừa trao đi tình yêu vô điều kiện, nhưng cũng đang mang một nỗi sợ vô hình – mà đáng lẽ ra, bạn không nên mang một mình.
Triệu chứng của rối loạn hoảng sợ – Khi cơn hoảng loạn trở thành bạn đồng hành đáng sợ
Rối loạn hoảng sợ không “giống” trầm cảm, vì nó đến nhanh như sét đánh, nhưng cũng không “nhẹ” hơn – vì nó để lại dấu ấn sâu trong tâm trí người bệnh.
- Nhịp tim tăng nhanh đột ngột.
- Khó thở, cảm giác như đang nghẹt thở hoặc ngạt khí.
- Đau tức ngực, buồn nôn, choáng váng, run tay chân.
- Cảm giác như sắp chết, sắp ngất hoặc mất kiểm soát.
- Cảm giác tách rời khỏi thực tại, như đang nhìn mọi thứ qua một lớp kính mờ.
- Sợ hãi quá mức – dù không có mối đe dọa thực sự.
Các cơn hoảng sợ ban đêm cũng rất phổ biến, khiến nhiều người tỉnh giấc giữa đêm trong trạng thái hoảng loạn, ướt đẫm mồ hôi và không thể quay lại giấc ngủ.
Không phải lúc nào bạn cũng có thể gọi tên cảm xúc đó là “hoảng sợ”. Nhưng cơ thể bạn sẽ nhận ra – theo cách rất rõ ràng.
Rối loạn hoảng sợ: Tại sao 80% người trẻ và phụ nữ sau sinh dễ mắc phải?
1. Người trẻ: Khi bạn vừa mới sống đã phải học cách gồng mình
Người trẻ hôm nay không còn chỉ “học – làm – sống” như thế hệ trước. Họ còn phải “thành công sớm”, “giữ hình ảnh tốt”, “làm nhiều việc cùng lúc”, và “phải ổn” – mọi lúc. Trong cuộc chạy đua không có vạch đích ấy, nhiều bạn trẻ bị cuốn vào trạng thái lo âu ngầm kéo dài. Những căng thẳng không được giải tỏa, những kỳ vọng chưa bao giờ nói ra, những tổn thương chưa được chữa lành… dần tích tụ thành những cơn hoảng loạn bất ngờ, hay những cơn hoảng sợ kịch phát.
Nguyên nhân người trẻ dễ mắc rối loạn hoảng sợ
Nhiều người trẻ sống trong thành phố đông đúc nhưng lại cảm thấy vô cùng cô đơn. Họ không dám nói mình sợ, vì sợ bị đánh giá là yếu đuối. Không dám nhờ giúp đỡ, vì sợ làm phiền người khác. Và rồi, đến một lúc, họ cũng không biết chính mình đang cần gì nữa – chỉ biết mỗi khi tim đập nhanh, tay lạnh toát, tâm trí trống rỗng, họ lại tự trách mình: “Lại nhạy cảm rồi…”
Nhưng đó không phải là nhạy cảm. Đó là rối loạn hoảng sợ đang âm thầm gõ cửa.
2. Phụ nữ sau sinh: Khi tình mẫu tử không thể che đi những cơn sợ hãi vô hình
Người ta thường lãng mạn hóa việc làm mẹ. Nhưng thực tế, có những đêm người mẹ trẻ nằm bên con, chỉ để nín thở chờ một tiếng thở đều.
Rối loạn hoảng sợ sau sinh có thể bắt đầu từ một đêm mất ngủ, một giây phút mệt mỏi khi không có ai bên cạnh. Sự thay đổi nội tiết tố, cộng với áp lực chăm con, mất ngủ triền miên, cô lập xã hội – tất cả tạo nên một vùng đất dễ tổn thương. Ở đó, chỉ cần một kích thích nhỏ cũng có thể dẫn đến một cơn hoảng loạn dữ dội.
Nguyên nhân phụ nữ sau sinh dễ mắc phải rối loạn hoảng sợ
Nhưng điều khiến nó trở nên nghiêm trọng là: hầu hết phụ nữ sau sinh không được lắng nghe đúng cách. Họ được khuyên nên nghỉ ngơi, uống sữa nóng, thư giãn… nhưng không ai hỏi họ có đang cảm thấy an toàn không. Có đang cảm thấy được hiểu không. Và họ dần quen với việc im lặng – cho đến khi cơn hoảng loạn sợ hãi trở thành bạn đồng hành không mời mà đến.
Rối loạn hoảng sợ không phải là yếu đuối – mà là một lời kêu cứu thầm lặng
Nếu bạn từng trải qua những cơn hoảng loạn nhưng vẫn tiếp tục đi làm, chăm con, cười nói với người thân – bạn không yếu đuối, bạn là người đã cố gắng rất nhiều. Nhưng bạn không cần gồng mãi.
Rối loạn hoảng sợ là một tình trạng tâm lý cần được chẩn đoán và điều trị. Bạn hoàn toàn có thể hồi phục nếu được hỗ trợ đúng cách. Tại các phòng khám tâm lý chuyên khoa như Yên Hòa Clinic, bạn sẽ được tiếp cận với liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT), các bài tập thở chánh niệm, và nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị hỗ trợ. Đừng ngại mở lời. Đừng ngại tìm đến một nơi an toàn để được lắng nghe. Tại đây,
Chúng tôi không hỏi bạn: “Vì sao bạn như vậy?”
Chúng tôi chỉ muốn hỏi: “Hôm nay bạn thấy sao?”
Bạn không cần phải có tất cả câu trả lời. Bạn chỉ cần cho mình cơ hội bắt đầu. Đôi khi, hành trình trở lại bình yên chỉ bắt đầu từ một câu hỏi “Bạn ổn không?”
“Bạn không cần gồng mình nữa. Đã đến lúc bạn được chạm tới sự dịu dàng mà bạn xứng đáng có.”
Bắt đầu chữa lành, ngay từ khoảnh khắc này!
Bạn chỉ cần một điều duy nhất: “Can đảm lắng nghe tiếng nói từ bên trong”. Tại phòng khám chuyên khoa Yên Hòa Clinic, chúng tôi hiểu rằng: mỗi người đến đây đều mang một câu chuyện riêng – một hành trình riêng. Và bạn sẽ không phải đi qua hành trình ấy một mình. Bây giờ, không phải mai hay một dịp rảnh rỗi nào khác, chính là thời điểm bạn nên bắt đầu hành trình chữa lành.
Yên Hòa Clinic - Địa chỉ giúp bạn vượt qua rối loạn hoảng sợ
Tại đây, chúng tôi không chữa bệnh – chúng tôi chữa lành con người, từ cảm xúc đến hành trình tìm lại chính mình. “Có rất nhiều người đã vượt qua và bạn cũng sẽ làm được!”. Hành trình thoát khỏi buồn chán lo âu bắt đầu từ một cuộc trò chuyện. Liên hệ ngay với Yên Hòa Clinic để được tư vấn, khám và điều trị tâm lý với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bạn để từng bước tìm lại sự cân bằng và chất lượng cuộc sống. “Hãy hành động ngay hôm nay trước khi mọi thứ trở nên quá muộn!” Đừng để hai từ “giá như” trở thành điều bạn phải nói sau này.
🏠 Địa chỉ: Số 11 i4, Ngõ 35 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
☎ Hotline: 0983. 188. 689 hoặc 0866. 188. 689
🌐 Website: https://phongkhamyenhoa.vn
TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

