Nguyên Nhân Gây Ra Buồn Chán Lo Âu - 5 Bước Phòng Ngừa Hiệu Quả

12/04/2025 22:08

Nếu bạn từng xem The Intern (2015), hẳn sẽ nhớ Jules Ostin – nữ CEO trẻ thành công, mạnh mẽ, là hình mẫu của nhiều người. Nhưng sau vẻ ngoài ấy là những đêm mất ngủ, những khoảnh khắc cô đơn trước màn hình laptop, tự hỏi: "Mình có thực sự hạnh phúc không?"Câu chuyện của Jules cũng là nỗi lòng của nhiều người trẻ hôm nay – chạy không ngừng giữa guồng quay cuộc sống, nhưng lại thấy mình ngày càng trống rỗng, lo âu, và kiệt sức.

Bạn cảm thấy như đang đi trên một sợi dây mỏng manh, cố gắng giữ thăng bằng giữa những kỳ vọng của công việc, gia đình, và cả chính bản thân mình? Có những ngày bạn mỉm cười trước mặt mọi người, nhưng khi chỉ còn lại một mình, bạn lại thấy lòng mình trống rỗng đến lạ. Bạn lặng lẽ gục đầu trên bàn làm việc, nghe tiếng đồng hồ tích tắc, và tự hỏi: "Mình đã đánh mất niềm vui từ khi nào?". 

Buồn chán lo âu không phải lúc nào cũng là nước mắt hay than thở. Nó cũng có thể tồn tại trong một người với trạng thái luôn “ổn” – cho đến khi họ sụp đổ trong im lặng. Người ta hay gọi họ là “strong one” – người mạnh mẽ. Nhưng không ai mạnh mẽ mãi mãi. Và đôi khi, chính bạn là người cầm được ôm nhất, cần được nói: “Bạn không cần gồng nữa đâu”. Buồn chán lo âu đặc biệt xảy ra với những người trẻ đang chạy đua với cuộc sống hiện đại. Nhưng bạn ơi, nếu bạn đang cảm thấy như thế, hãy biết rằng bạn không hề cô đơn. Vậy, buồn chán lo âu do đâu?

>>> Xem thêm: Rối Loạn Tâm Lý Có Nguy Hiểm Không? Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết

 

1. Buồn chán lo âu do đâu - Tại sao người trẻ chiếm số lượng lớn?

Buồn chán lo âu là kết quả của nhiều yếu tố đan xen, từ môi trường sống, tâm lý cá nhân, đến cả những thay đổi sinh học trong cơ thể bạn. Để thực sự hiểu và vượt qua, chúng ta cần đi sâu vào từng gốc rễ của vấn đề. Dưới đây là phân loại các nguyên nhân gây ra buồn chán lo âu ở người trẻ, để bạn có thể nhận diện rõ ràng và tìm cách đối diện:

Nguyên nhân gây ra buồn chán lo âu

1.1. Nguyên nhân bên ngoài: Những áp lực từ cuộc sống hiện đại

Áp lực công việc: Gánh nặng vô hình trên vai người trẻ

Gen Z sinh ra trong thời đại bùng nổ công nghệ, nơi mọi thứ đều phải “nhanh – nhiều – thành công”. Nhưng tốc độ ấy cũng vô tình đẩy họ vào những “chiếc guồng” vắt kiệt năng lượng. Sự kỳ vọng từ xã hội, từ gia đình, hoặc chính bản thân trở thành gánh nặng tâm lý dai dẳng, khiến bạn cảm thấy như đang chạy trên một chiếc máy chạy bộ không bao giờ dừng. Nỗi sợ thất bại, bị thay thế hay bị "out trend" khiến bạn luôn sống trong căng thẳng – không nghỉ ngơi đúng nghĩa.

Nhiều bạn trẻ dù mới 23-25 tuổi đã trải qua 3-4 công việc khác nhau chỉ để đi tìm “một nơi không khiến mình muốn bỏ cuộc mỗi sáng”.

Áp lực công việc - Gánh nặng đè trên vai người trẻ

Áp lực không đến từ việc làm nhiều – mà đến từ cảm giác “dù cố gắng cũng chẳng đủ”. Deadline, họp hành, cạnh tranh, kỳ vọng – tất cả tích tụ, tạo ra cảm giác kiệt sức tinh thần, kéo theo buồn chán và lo âu không tên.

Theo khảo sát của VietnamWorks năm 2024, hơn 70% người trẻ từ 22-30 tuổi tại Việt Nam cho biết họ thường xuyên cảm thấy căng thẳng vì công việc, với 40% trong số đó mất ngủ ít nhất 3 đêm mỗi tuần. 

Mạng xã hội và sự so sánh: Khi hạnh phúc của người khác trở thành nỗi đau của bạn

Một bài đăng “check-in Maldives”, một story “lương tháng 30 triệu”, hay chỉ là một tấm hình “ăn sáng healthy” – có thể khiến bạn cảm thấy mình tụt lại phía sau, dù bạn không biết bao nhiêu lần người đó khóc trong nhà vệ sinh công ty.

Ngừng so sánh bản thân trên mạng xã hội

So sánh trên mạng xã hội là dạng áp lực hiện đại nguy hiểm – vì nó không rõ ràng. Mỗi lần vuốt màn hình là một lần bạn thấy mình chưa đủ đẹp, chưa đủ thành công, chưa đủ yêu đời như người ta, như thể bạn đang thất bại trong chính cuộc đời của mình. Dần dần, bạn cảm thấy trống rỗng, cô độc, và rơi vào tình trạng mất kết nối với chính mình.

Cô đơn giữa đám đông: Khi không ai thực sự hiểu bạn

Có người nói: “Tôi có 1000 bạn trên mạng xã hội, nhưng chẳng ai để nhắn tin khi tôi buồn”.

Sống xa gia đình, ít thời gian cho bạn bè, bạn có thể làm việc trong một văn phòng đông người, nhưng vẫn cảm thấy cô đơn đến lạ. Bạn có thể có nhiều bạn bè, nhưng khi buồn, chẳng biết nên gọi cho ai. Bạn cười nói mỗi ngày, nhưng không thể nói ra những nỗi niềm sâu kín. Cảm giác bị bỏ rơi trong chính mối quan hệ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến lo âu, đặc biệt ở người trẻ sống xa gia đình hoặc làm việc trong môi trường cạnh tranh cao, vì họ không có ai thực sự lắng nghe, không ai hiểu được “tôi đang không ổn”.

Áp lực tài chính: Gánh nặng tiền bạc trong cuộc sống hiện đại

Bạn có bao giờ cảm thấy tim mình thắt lại mỗi khi nhìn vào tài khoản ngân hàng, khi số tiền còn lại không đủ để trang trải đến cuối tháng? Có thể bạn vừa nhận lương, nhưng chỉ sau vài ngày, bạn đã phải tính toán từng đồng để chi tiêu, và cảm giác bất an cứ bám lấy bạn: "Nếu tháng sau không có thưởng, mình sẽ sống thế nào?".

Áp lực tài chính là một nguyên nhân lớn khiến người trẻ rơi vào trạng thái lo âu, nhưng lại ít được nhắc đến. Bạn có thể không nói ra, nhưng “hết tiền” luôn là cơn stress âm ỉ khiến tinh thần bạn căng như dây đàn.

Áp lực tài chính - Gánh nặng tiền bạc trong cuộc sống hiện đại

Theo một báo cáo của Nielsen Việt Nam năm 2024, 68% người trẻ từ 22-35 tuổi tại Việt Nam cho biết họ thường xuyên lo lắng về tài chính, đặc biệt là chi phí sinh hoạt, tiền thuê nhà, và các khoản nợ (như vay mua nhà, mua xe). Gánh nặng tài chính khiến bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, lo âu thường trực, dễ dẫn tới mệt mỏi và suy kiệt tinh thần.

1.2. Nguyên nhân bên trong: Những góc khuất trong tâm hồn

Mất phương hướng: Bạn có thực sự biết mình muốn gì?

“Cứ như đang đi mà không có điểm đến…”

Rất nhiều bạn trẻ, nhất là sau khi ra trường, rơi vào trạng thái lửng lơ – không biết mình nên làm gì, muốn gì. Họ học một ngành vì cha mẹ chọn, làm một việc vì “ai cũng làm vậy”, và rồi mỗi ngày sống như một vòng lặp không có lý do. Ở độ tuổi 20-30, bạn thường bị áp lực phải "thành công" – có một công việc ổn định, một gia đình hạnh phúc, và một cuộc sống đáng ngưỡng mộ.

Thực trạng mất phương hướng ở giới trẻ hiện nay

Có thể bạn đã chọn một công việc mà gia đình mong muốn, nhưng mỗi ngày đi làm, bạn lại cảm thấy trống rỗng. Hoặc bạn nhìn thấy bạn bè của mình đạt được những cột mốc lớn, trong khi bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc đời mình. Chính sự mất phương hướng kéo dài này tạo ra cảm giác buồn bã, vô định, và nảy sinh lo âu, trầm cảm từ bên trong.

Sang chấn tâm lý thời thơ ấu: Những vết sẹo tưởng chừng đã lãng quên

Không ai sinh ra đã buồn. Nhưng có những người từ nhỏ đã không được dạy cách yêu thương mình. Bị bạo hành, bị mắng nhiếc, bị bỏ rơi hoặc thiếu sự công nhận – những tổn thương thời thơ ấu nếu không được chữa lành, sẽ đeo bám đến tận khi trưởng thành. 

Sang chấn tâm lý thời thơ ấu

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình luôn cảm thấy khó mở lòng, hoặc tại sao bạn luôn sợ bị từ chối, ngay cả trong những mối quan hệ thân thiết nhất? Có thể đó là vì những vết sẹo cũ vẫn âm thầm ảnh hưởng đến bạn, khiến bạn khó tin tưởng, khó yêu thương, và luôn cảm thấy mình không đủ tốt. Và bất cứ lúc nào, chỉ cần một biến cố nhỏ, bạn sẽ cảm thấy như “trở lại vết thương cũ” – khiến nỗi buồn trở nên sâu và khó lý giải.

Thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc: Khi bạn không biết cách đối diện với nỗi buồn

Người trẻ thường được dạy cách để thành công – làm việc chăm chỉ, học tập tốt, và đạt được những mục tiêu lớn – nhưng hầu hết chúng ta lớn lên mà không được dạy về cảm xúc. Không ai nói rằng buồn cũng bình thường, mệt mỏi cũng là con người. Vậy nên khi gặp áp lực, bạn không biết cách xử lý – mà chỉ biết kìm nén, hoặc phớt lờ nó.

Kìm nén quá lâu, những cảm xúc tiêu cực sẽ quay lại vào lúc bạn yếu đuối nhất – và kéo theo cảm giác lo âu, mất kiểm soát, chán ghét bản thân.

1.3. Nguyên nhân sinh học: Những thay đổi bên trong cơ thể bạn

Mất cân bằng hóa học trong não: Bộ não của bạn đang nói gì?

Khi dopamine, serotonin – những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng bị suy giảm, bạn sẽ cảm thấy mất động lực, khó cảm nhận niềm vui và dễ lo âu không rõ lý do. Đây là cơ chế sinh học đã được khoa học chứng minh là nguyên nhân của các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ.

Điều này giải thích tại sao có những người “cuộc sống không có vấn đề gì” nhưng vẫn thấy buồn – vì nguyên nhân không nằm ở hoàn cảnh mà nằm ở bên trong cơ thể họ.

Yếu tố di truyền: Bộ gen có thực sự quyết định tâm trạng của bạn

Nếu trong gia đình có người từng mắc rối loạn lo âu, trầm cảm, thì nguy cơ bạn bị ảnh hưởng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, yếu tố này không quyết định tất cả – nó chỉ là một phần trong “mảnh ghép sinh học” khiến bạn dễ nhạy cảm và dễ bị chi phối cảm xúc hơn người khác.

Điều quan trọng là bạn nhận ra mình có xu hướng như thế, và chủ động phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe tinh thần sớm.

2. Phòng ngừa buồn chán lo âu ở giới trẻ – Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất

Phương pháp phòng ngừa buồn chán lo âu

2.1. Học cách sống chậm và có mặt

Trong một xã hội nơi tốc độ được xem là tiêu chuẩn, học cách sống chậm lại là một hành động can đảm. Hãy cho phép bản thân được dừng lại, hít một hơi sâu và cảm nhận trọn vẹn khoảnh khắc hiện tại. Khi bạn thực sự "có mặt", bạn mới nghe được tiếng nói bên trong mình – điều mà guồng quay cuộc sống thường khiến bạn quên mất.

Việc đơn giản như ăn một bữa cơm mà không lướt điện thoại, đi bộ mà không cần tai nghe, hay dành 5 phút mỗi ngày để thiền, viết nhật ký… đều là những cách giúp hệ thần kinh được nghỉ ngơi và tái tạo.

2.2. Thiết lập ranh giới rõ ràng với công việc và cuộc sống

Nhiều người trẻ bị kiệt sức vì làm việc mọi lúc mọi nơi, không có ranh giới giữa “giờ làm” và “giờ sống”. Đây là con đường ngắn nhất dẫn đến lo âu và kiệt sức cảm xúc.

Hãy học cách nói "không" khi cần. Tắt thông báo công việc sau 7h tối. Đừng check mail vào cuối tuần. Và quan trọng nhất, đừng cảm thấy tội lỗi vì bạn cần nghỉ ngơi.

Thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống

Một cơ thể mệt mỏi có thể ngủ một đêm là khỏe, nhưng một tâm trí mệt mỏi cần nghỉ ngơi có chủ đích – bằng việc ngắt kết nối khỏi những điều khiến bạn áp lực.

2.3. Chăm sóc giấc ngủ – vì giấc ngủ chính là liều thuốc tinh thần

Thiếu ngủ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm suy giảm khả năng cân bằng cảm xúc, giảm khả năng ra quyết định và làm trầm trọng thêm lo âu.

Hãy giữ cho mình một thói quen ngủ điều độ:
– Ngủ trước 11h đêm
– Tránh caffeine sau 3h chiều
– Tạo môi trường ngủ yên tĩnh, dễ chịu
– Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi ngủ

Giấc ngủ ngon - Liều thuốc giúp bạn vượt qua buồn chán lo âu

Giấc ngủ chất lượng là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa rối loạn cảm xúc và cải thiện tinh thần hàng ngày.

2.4. Rèn luyện thói quen vận động đều đặn

Tập thể dục không chỉ tốt cho thể chất mà còn là liều thuốc tâm lý tự nhiên. Khi bạn vận động, cơ thể sẽ giải phóng endorphin – hormone giúp cải thiện tâm trạng và giảm lo âu.

Rèn luyện thói quen tập thể dục đều đặn

Không cần quá áp lực – một buổi đi bộ 20 phút mỗi ngày, tập yoga nhẹ nhàng, hay một vài động tác giãn cơ buổi sáng đã đủ để giúp bạn giảm cảm giác nặng nề trong tâm trí.

2.5. Kết nối thật – sâu – đủ

Con người sinh ra để kết nối. Nhưng trong thời đại “thế giới phẳng”, nhiều người lại cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết.

Đừng chỉ nhắn tin – hãy gọi điện. Đừng chỉ lướt story – hãy gặp mặt, ôm nhau, trò chuyện. Một cuộc trò chuyện chân thành với người bạn tin tưởng có thể cứu bạn khỏi một ngày tồi tệ, hoặc thậm chí là khỏi một giai đoạn chông chênh kéo dài.

Nếu không có ai để tâm sự, hãy tìm đến các cộng đồng hỗ trợ, các chuyên gia tâm lý. Sự giúp đỡ luôn tồn tại – nhưng bạn phải cho phép mình đón nhận.

Bạn không cô đơn - Và cảm xúc của bạn luôn đáng được lắng nghe

Buồn chán, lo âu không phải dấu hiệu của yếu đuối. Đó là tín hiệu của một tâm hồn đang cần nghỉ ngơi, được hiểu, được chữa lành. Nếu bạn là một người trẻ đang loay hoay trong vô định – đừng ép mình phải “ổn” mỗi ngày.

“Hãy chậm lại một chút.
Hãy thương mình nhiều hơn một chút.
Và nếu bạn cần một nơi an toàn để chia sẻ, để được lắng nghe – hãy cho bản thân cơ hội được chữa lành.”

Yên Hòa Clinic - Địa chỉ khám và điều trị tâm thần uy tín

Tại Yên Hòa Clinic, chúng tôi không chữa bệnh – chúng tôi chữa lành con người, từ cảm xúc đến hành trình tìm lại chính mình. “Có rất nhiều người đã vượt qua và bạn cũng sẽ làm được!”. Hành trình thoát khỏi buồn chán lo âu bắt đầu từ một cuộc trò chuyện. Liên hệ ngay với Yên Hòa Clinic để được tư vấn, khám và điều trị tâm lý với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bạn để từng bước tìm lại sự cân bằng và chất lượng cuộc sống. “Hãy hành động ngay hôm nay trước khi mọi thứ trở nên quá muộn!” Đừng để hai từ “giá như” trở thành điều bạn phải nói sau này.

🏠 Địa chỉ: Số 11 i4, Ngõ 35 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
☎ Hotline: 0983. 188. 689 hoặc 0866. 188. 689
🌐 Website: https://phongkhamyenhoa.vn

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Rối loạn lo âu bệnh tật: đừng quá bi quan với triệu chứng cơ thể
Rối loạn lo âu bệnh tật: đừng quá bi quan với triệu chứng cơ thể
12/04/2025 22:08
Việc mọi người thỉnh thoảng lo lắng về sức khỏe của mình là điều bình thường. Nhưng những người mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật thường rất lo lắng liệu họ có đang mắc phải một căn bệnh rất nặng, hoặc bệnh nan y.
Thuốc Điều Trị Rối Loạn Lo Âu: Có Thực Sự Cần Thiết?
Thuốc Điều Trị Rối Loạn Lo Âu: Có Thực Sự Cần Thiết?
12/04/2025 22:08
Bạn lo lắng không ngừng, tim đập nhanh, mất ngủ triền miên, và cảm giác sợ hãi khiến bạn không thể sống bình thường. Bạn tự hỏi: Rối loạn lo âu nên dùng thuốc không? Đừng tự lừa dối rằng "nghỉ ngơi là đủ" – rối loạn lo âu là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng, và nếu không điều trị đúng cách, nó sẽ hủy hoại cuộc sống của bạn - không phải hôm nay thì là ngày mai.
Khi Nào Cần Đi Khám Rối Loạn Lo Âu? Câu Trả Lời Từ Chuyên Gia
Khi Nào Cần Đi Khám Rối Loạn Lo Âu? Câu Trả Lời Từ Chuyên Gia
12/04/2025 22:08
Một người đàn ông 35 tuổi đột ngột ngã quỵ trong cơn hoảng loạn giữa đường. Tim đập thình thịch, khó thở, anh nghĩ mình sắp chết – nhưng đó chỉ là đỉnh điểm của rối loạn lo âu mà anh đã bỏ qua suốt 1 năm. Nếu anh đi khám sớm, mọi chuyện đã không đến mức nguy hiểm như vậy.
Rối loạn lo âu có chữa được không? Tổng hợp phương pháp điều trị
Rối loạn lo âu có chữa được không? Tổng hợp phương pháp điều trị
12/04/2025 22:08
Phòng khám giải đáp câu hỏi rối loạn lo âu có chữa được không trong nội dung dưới đây để người bệnh hoặc người thân đang đồng hành cùng bệnh nhân có thông tin tham khảo và tìm cách điều trị hiệu quả.
Overthinking - suy nghĩ quá mức: hiểu về tác động và cách đối phó
Overthinking - suy nghĩ quá mức: hiểu về tác động và cách đối phó
12/04/2025 22:08
Trong cuộc sống hiện đại, Overthinking hay suy nghĩ quá mức đã trở thành một vấn đề phổ biến. Overthinking làm tinh thần kiệt quệ, nguy cơ mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần: trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống,...